Đối với người dân Việt chắc hẳn cái tên Trương Vĩnh Trọng không còn xa lạ. Ông được biết là một chính trị gia, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để biết thêm nhiều thông tin về tiểu sử Trương Vĩnh Trọng nhé!
I. Tiểu sử Trương Vĩnh Trọng
1. Trương Vĩnh Trọng là ai?
Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11 tháng 1 năm 1942 – mất ngày 19 tháng 2 năm 2021. Ông là một chính trị gia Việt Nam. Là nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XII.
Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
2. Tiểu sử Trương Vĩnh Trọng
Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1942, quê ở Bình Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Ông còn có tên gọi là Hai Nghĩa, theo thông tục của người miền Nam.
Thời niên thiếu, ông theo học bậc tiểu học và trung học tại địa phương. Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1962, ông thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre.
II. Tóm tắt quá trình công tác của đồng chí Trương Vĩnh Trọng
Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản về tiểu sử Trương Vĩnh Trọng. Tiếp theo mời bạn đọc cùng tìm hiểu về quá trình công tác, làm việc của đồng chí.(nguồn:vtv.vn)
- Từ năm 1960 – tháng 3/1961: Tham gia công tác vận động phong trào học sinh đấu tranh tại thị xã Bến Tre.
- Từ tháng 4/1961 – tháng 7/1961: Bị địch bắt.
- Từ tháng 8/1961 – tháng 12/1961: Tham gia công tác thanh niên tại thị trấn Giồng Trôm.
Từ năm 1962 – năm 1964: Cán bộ Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre.
- Từ năm 1964 – năm 1969: Ủy viên Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre.
- Từ năm 1969 – năm 1975: Ủy viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Đảng ủy viên Khối Tuyên huấn giáo dục tỉnh.
- Từ tháng 10/1975 – tháng 12/1978: Học Trường Tuyên huấn Trung ương I tại Hà Nội.
- Từ năm 1979 – tháng 12/1982: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bến Tre.
- Năm 1983: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Từ tháng 4/1987 – 6/1991: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
- Từ tháng 2/1998 – tháng 6/2000: Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương (nay là Ban Tổ chức Trung ương).
- Tháng 7/2000: Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tiếp tục được phân công làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
- Tháng 6/2006: Đồng chí được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
- Tháng 10/2011: Nghỉ hưu hưởng chế độ.
- Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X; Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, đại biểu Quốc hội các khóa VIII, XI.
- Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
III. Nghỉ hưu đến ngày qua đời
1. Nghỉ hưu
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông không tái cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, một động thái để chuẩn bị cho ông nghỉ hưu.
- Tháng 7/2011, ông rời khỏi cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu trí theo chế độ. Người kế nhiệm ông là đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, kể từ ngày 3 tháng 8 năm 2011.
- Từ đó đến khi mất, ông quyết định sống tại quê nhà huyện Giồng Trôm, Bến Tre
2. Qua đời
Ông qua đời tại nhà riêng xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào hồi 3h25 ngày 19/2/2021, hưởng thọ 78 tuổi.
Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường UBND tỉnh Bến Tre (nơi đặt linh cữu và là quê hương ông) và tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội vào ngày 21 tháng 2 năm 2021 theo nghi thức cấp nhà nước, đông đảo lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước ở 2 miền đã tới viếng. Lễ truy điệu vào lúc 9h ngày hôm sau (tức ngày 22 tháng 2 năm 2021), sau đó linh cữu được đưa ra xe tang để làm thủ tục về quê nhà để an táng vào 11h cùng ngày theo nguyện vọng của gia đình. Địa điểm an táng là tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bến Tre.
Hy vọng qua bài viết trên độc giả đã biết được về tiểu sử Trương Vĩnh Trọng và quá trình làm việc, cống hiến cho Đảng và Nhà nước. Thường xuyên truy cập vào website itsmillartime.com để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!