Trong y học cổ truyền, ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương. Để hiểu rõ hơn về cây ba kích là gì, có những tác dụng gì đối với sức khỏe phái mạnh, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của itsmillartime.com nhé.
I. Ba kích là gì?
Ba kích còn có tên gọi khác là đan điền âm vũ, dây ruột gà… thuộc dạng cây dây leo, thân thảo có nhiều lông mịn. Ba kích thường mọc leo thành bụi ở ven rừng với độ cao dưới 500m.
Tại Việt Nam, ba kích phân bổ chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp như Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình… Ba kích có hai loại chính, đó là ba kích trắng, ba kích tím.
- Ba kích trắng: củ sẽ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng. Khi ngâm với rượu sẽ cho ra màu tím nhạt.
- Ba kích tím: củ có màu vàng đậm, phần thịt màu tí. Khi ngâm với rượu sẽ có màu tím đậm.
Ba kích thường được dùng để ngâm rượu hoặc dược liệu chữa bệnh. Trong đó phần rễ ba kích được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, phải mất khoảng thời gian khoảng 3 năm thì mới có thể thu hoạch được vụ rễ ba kích đầu tiên.
II. Ba kích có những tác dụng nào?
Từ lâu, ba kích đã được sử dụng trong Đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy những công dụng của ba kích là gì?
1. Tăng cường sinh lý
Trong ba kích có chứa hàm lượng sắt, kẽm, hoạt chất anthraglycosid nên có khả năng tăng cường sinh lý ở nam giới. Theo đó, những chất này có thể thay đổi tinh dịch, gia tăng số lượng tinh trùng và bảo vệ ADN của tinh trùng trước những ảnh hưởng có hại.
Không chỉ vậy, ba kích ngâm rượu còn là bài thuốc có tác dụng bồi bổ những trường hợp rối loạn cương dương. Tuy nhiên với nam giới ít tinh dịch, xuất tinh không có tinh trùng thì việc sử dụng rượu ba kích cũng như được ghi nhận là mang đến hiệu quả.
2. Củng cố hệ miễn dịch
Nhờ hàm lượng khoáng chất, vitamin cao nên ba kích còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy ba kích có thể làm tăng sức mạnh, độ dẻo dai và sức đề kháng đối với chất có hại.
Bên cạnh đó, ba kích còn chứa hàm lượng vitamin B1 nên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể để tham gia các hoạt động hàng ngày.
3. Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tinh thần sảng khoái
Nếu sử dụng ba kích để ngâm rượu và dùng rượu ba kích với liều lượng hợp lý thì mang đến tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ăn ngon hơn bởi cơ thể đã được cung cấp lượng vi sinh dồi dào.
Không chỉ có vậy, ba kích còn giúp con người hưng phấn, kích thích hơn nhờ vào sự lên men của quá trình ngâm ba kích với rượu.
4. Giảm sưng, kháng viêm
Bên cạnh các công dụng trên, ba kích còn có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình sản sinh mô liên kết nhờ vitamin C. Vì thế mà những vết thương nhanh chóng lành.
5. Gia tăng tính dẻo dai
Theo kết quả một số nghiên cứu trên chuột nhắt, ba kích còn là vị thuốc làm tăng sự dẻo dai và thúc đẩy quá trình sản sinh hormone điều chỉnh, duy trì sự nam tính. Tuy nhiên, cứu cứu này trên người vẫn cần được mở rộng thêm.
6. Kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp
Hiện nay số lượng người cao huyết áp không ngừng tăng và có xu hướng trẻ hóa, đồng thời đây cũng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh lý liên quan đến tim mạch. Vậy tác dụng của ba kích là gì, như thế nào với chứng cao huyết áp? Theo kết quả thí nghiệm được thực hiện trên chuột thì nước sắc từ ba kích giúp ổn định huyết áp của chúng.
7. Chữa rối loạn nội tiết tố nữ
Trong đông y, ba kích có tính cay ngọt, hơi ấm. Chúng tác động trực tiếp đến nội tiết tố để cải thiện những vấn đề không tốt. Ngoài ra, nữ giới uống rượu ba kích còn khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, lạnh vùng tử cung.
III. Những đối tượng không nên dùng ba kích
Cho dù ba kích mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng chúng không phải là loại dược liệu phù hợp với mọi người.
- Theo đó ba kích khi ngâm với rượu không thích hợp với những người khó xuất tinh, tinh trùng yếu, tiền sử bệnh tim.
- Bên cạnh đó, ba kích sẽ phản tác dụng với những người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh về mắt, người bị xơ gan, viêm thận mạn…
- Những người dễ bị nóng trong người, khô miệng hay khát nước, suy nhược cơ thể, tiểu tiện không thông… không nên sử dụng ba kích.
- Hơn nữa, những tác hại của ba kích khi ngâm rượu có thể ảnh hưởng đến một số bệnh lý. Vì thế, những đối tượng dưới đây không nên sử dụng rượu ba kích.
- Người có bệnh lý liên quan đến vấn đề huyết áp. Bởi vì ba kích là vị thuốc có công dụng hạ đường huyết, nên nếu tự ý dùng có thể gây ra biến chứng do huyết áp tụt bất ngờ.
- Trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng ba kích
- Người đang chuẩn bị phẫu thuật, khó tiểu cũng không nên sử dụng.
IV. Một số lưu ý khi uống rượu ba kích
Theo đông y, vị thuốc từ ba kích có tính ấm giúp bổ thận trang dương, làm mạnh gân cốt. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng rượu ba kích để bồi bổ thì công dụng tráng dương đến nhanh nhưng về lâu dài có thể gây suy nhược sinh dục.
Bới những người bị suy nhược sinh dục nên đến khám ở bệnh viện cổ truyền. Bởi vì suy nhược cần phải biết suy nhược ở đâu, thận dương hay thận âm hoặc có thể cả 2.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu đực ba kích là gì cũng như cộng dụng của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là nam giới. Nếu bạn có ý định sử dụng ba kích để cải thiện vấn đề sinh lý của cánh màu râu thì nên cẩn thận.